Những thủ thuật đơn giản để ngăn ngừa chảy máu cam ở trẻ
Chảy máu cam (chảy máu mũi) là hiện tượng gặp phải ở cả người lớn và trẻ em nhưng trẻ em có nguy cơ mắc cao hơn. Khi chảy máu cam làm các mạch máu mũi mỏng dần; nếu lượng máu chảy lớn khiến cơ thể mệt mỏi, mất sức, stress, chán ăn,... tình trạng này diễn ra nhiều lần và không được chữa trị nhanh chóng sẽ dẫn tới bệnh u xơ mũi hầu, vòm họng,... rất nguy hiểm đến sức khỏe.
Hiện nay, trẻ hay bị chảy máu cam nhưng các bậc cha mẹ thường xem nhẹ và coi đó là biểu hiện bình thường. Đôi khi, còn tự ý mua thuốc điều trị làm máu đông tức thời cho các bé mà không theo chỉ định của bác sĩ. Chính những quyết định hời hợt của họ khiến bé gặp phải biến chứng, tình trạng càng nặng hơn. Lượng máu độc vẫn còn tồn tại trong cơ thể gây ra nhiều bệnh lý khác.
Cách phòng tránh chảy máu cam trong mùa đông
Con trai tôi đã 5 tuổi, cứ vào mùa đông là cháu thường bị chảy máu cam. Xin hỏi bác sĩ về nguyên nhân, cách phòng tránh và sơ cứu khi trẻ bị chảy máu cam?
Thu Nhi (Phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội)
Trẻ nhỏ rất hay bị chảy máu cam, thường là dạng chảy máu nhẹ. Nguyên nhân là do các mạch máu nhỏ nằm ở phía dưới trước của vách ngăn thành mũi bị vỡ, nhất là trong những ngày mùa đông khi không khí lạnh giá, hanh khô, độ ẩm xuống thấp. Khi trẻ bị chảy máu mũi, cha mẹ cần bình tĩnh hạn chế máu mũi chảy bằng cách để trẻ ngồi dậy, đầu hơi cúi về phía trước nhằm giúp trẻ khỏi nuốt máu mũi vào cổ. Nếu trẻ đã lớn thì hướng dẫn trẻ thở bằng miệng, sau đó dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ kẹp chặt hai cánh mũi của trẻ trong khoảng 10 phút. Nếu sau đó mà máu vẫn chảy thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị.
Để phòng tránh hiện tượng chảy máu mũi, cần thường xuyên cắt móng tay cho trẻ, mục đích là hạn chế tác động có hại trong trường hợp trẻ cho tay vào mũi để ngoáy. Giữ vệ sinh cá nhân và cho trẻ ăn theo chế độ dinh dưỡng phù hợp, vào ngày lạnh thì cần bổ sung vitamin C, rau quả tươi. Khi dùng điều hòa, máy sưởi thì cần có máy tạo ẩm hoặc đặt chậu nước lớn ở trong phòng. Phụ huynh khuyên trẻ bỏ thói quen dùng tay ngoáy mũi hoặc tự ý dùng giấy để lấy gỉ mũi bởi những việc này sẽ khiến niêm mạc mũi bị tổn thương, dẫn đến viêm nhiễm và chảy máu.
Bài viết liên quan
- Xử lý chảy máu mũi như thế nào là đúng? (10/08)
- Chữa chảy mau cam bằng liệu pháp đơn giản tại nhà (08/08)
- Làm thế nào để ngưng chảy máu mũi? (06/08)
- Bị suy nhược cơ thể cần làm gì? (02/08)
- Bị chảy máu mũi nên làm gì? (02/08)
- Tổng hợp các chứng rối loạn lo âu thường gặp (30/06)
- Các giải pháp vứt bỏ gánh nặng lo âu hiệu quả (30/06)
- Rối loạn lo âu và 7 dấu hiệu khó thấy (29/06)
- Rối loạn lo âu khi mang thai và sau sinh có nghiêm trọng? (29/06)
- Nhận biết rối loạn lo âu với 12 dấu hiệu đơn giản (28/06)