399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Công ty cổ phần dược phẩm An Thiên Với tấm lòng từ bi nhờ tiếp xúc với triết lý của Phật cùng với tâm lòng nhân hậu, bác sĩ Hà đã lập một phòng khám chữa bệnh miễn phí cho nhưng người ở khu vực xung quanh Phòng khám đa khoa từ thiện chùa Hà Tiên sau này. Tuy nhiên, những vấn đề nhức nhối lại tiếp tục xảy ra khi những vấn nạn an xin, xe đẩy hàng rong chèo kéo khác hàng xảy ra.
Công ty dược phẩm An Thiên Bên cạnh sự u tịch, linh thiêng, tĩnh lặng của ngôi chùa gần nghìn năm tuổi, ở đây còn tìm thấy sự ấm áp tình người, những giá trị nhân văn cao cả của đạo Phật. Nơi đó là Phòng khám đa khoa từ thiện chùa Hà Tiên (TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
Dược phẩm An Thiên Đã cuối buổi chiều muộn, nhưng người bác sĩ già gần 70 tuổi vẫn chăm chú, cẩn thận lắng nghe từng hơi thở, nhịp đập qua ống nghe. Rướn nhìn qua mắt kính, nắm lấy tay người bệnh, ông nhẹ nhàng nói: “Bác huyết áp cao, nhịp tim đập nhanh, tôi sẽ kê thuốc và tất cả đều miễn phí”. Nói rồi, ông quay sang bảo bạn điều dưỡng trẻ lấy loại thuốc này, thuốc kia gói về cho người bệnh.
Bác Nguyễn Văn Côi, nhà ở khu phố chùa Hà (TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) nghe tin phòng khám từ thiện mới khai trương cho nên dù đã cuối buổi nhưng vẫn sang thăm khám để biết rõ tình hình sức khỏe của mình và hiểu hơn tấm lòng thiện nguyện các bác sĩ nơi đây.
Theo ông, ít có phòng khám nào bác sĩ lại thân thiện trò chuyện, hỏi han người bệnh như ở đây, từ việc đau ốm đến cả những chuyện đời thường, nhắc nhở các biện pháp chăm sóc sức khỏe của người bệnh một cách cẩn thận.
Ở phòng khám nhi, bé Đặng Phương Dung hai tuổi, gần hai tháng nay bị đi vệ sinh ra máu, bé nhất định không chịu khám, vùng vẫy, la hét dữ dội. Thấy vậy, TS, bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hà và cũng là người trực tiếp phụ trách phòng khám nhi vội vàng đi tìm gói bánh để dỗ dành: “Cô biết con rất sợ và khó chịu nhưng cố lên con nhé, chịu khó thở một chút thì sẽ khỏe, không còn đau nữa”.
Cẩn thận xem hồ sơ, khám tỉ mỉ cho bé, rồi bác sĩ Hà giải thích với mẹ của bệnh nhi về các triệu chứng của bệnh, đồng thời nói thêm: “Cháu cần phải làm xét nghiệm để thấy rõ được bệnh. Mẹ cho cháu ở lại kiểm tra theo chẩn đoán mới, cứ yên tâm, chưa phải mất tiền”. Nghe những lời giải thích cặn kẽ, mẹ của bé như trút đi sự lo lắng về sức khỏe và áp lực chi phí.
TS, bác sĩ nhi khoa Nguyễn Thị Thu Hà, pháp danh Thích nữ Diệu Nhân là người đã có gần 20 năm gắn bó với nghề. 15 năm là bác sĩ điều trị, rồi là Phó Chủ nhiệm Khoa hồi sức sơ sinh tại Bệnh viện Nhi T.Ư, hai lần đi thực tập sinh tại Pháp, con đường y học rộng mở, nhưng sư cô đã từ bỏ để đến với cửa chùa. Nhiều người hỏi, thắc mắc nhưng với sư cô đó chính là duyên nghiệp.
Chính sự tiếp nhận triết lý của đạo Phật đã giúp sư cô hiểu rằng đến với cửa Phật là tiếp tục sẻ chia, bằng tấm lòng từ tâm, tự nguyện sẽ mang niềm vui, nụ cười cho người bệnh.
Với sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm, phật tử, phòng khám được xây dựng trên khu nhà trong chùa, khai trương từ ngày 12-4-2015. Đến nay, phòng khám đã đón hàng nghìn lượt người đến thăm khám. Khởi phát từ năm 2008, chùa Hà Tiên (trực tiếp là Thượng tọa Thích Minh Trí) đã tổ chức hàng chục lượt khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho người bệnh đến từ Vĩnh Phúc, các tỉnh miền trung như Nghệ An, Quảng Bình…
Phòng khám đa khoa từ thiện chùa Hà Tiên tổ chức khám miễn phí cho các bệnh nhân nghèo, gia đình chính sách ở khắp nơi. Phòng khám có sự tận tụy của y, bác sĩ và tràn ngập tình thương yêu của giáo lý cửa Phật. “Từ bi trong hành động” - đó là phương châm đã theo suốt phòng khám từ quá trình ấp ủ và sẽ tiếp tục đến với dự định về Bệnh viện đa khoa và điều dưỡng chùa Hà Tiên trong tương lai.
TIẾN ĐỨC (Vĩnh Phúc)
Mặc dù có bảng cấm buôn bán hàng rong trên phà và nhân viên bến phà luôn túc trực, có đường dây nóng cho hành khách đi phà phản ánh những bức xúc với lãnh đạo doanh nghiệp, thế nhưng tình trạng chèo kéo, bán hàng rong, ăn xin tại các bến phà ở tỉnh An Giang vẫn diễn ra nhộn nhịp gây phản cảm, bức xúc cho khách đi phà.
Bến phà đầu tiên cần nhắc đến là phà Vàm Cống nối tỉnh An Giang với tỉnh Đồng Tháp thuộc Cụm phà Vàm Cống (Bộ Giao thông vận tải). Đây là cửa ngõ khi người dân mọi miền đất nước và du khách quốc tế đến tỉnh An Giang, kể cả đi Kiên Giang. Ngay tại hai đầu bến phà khi xe khách vừa đậu chờ phà, thì đội quân bán hàng rong đã nhảy lên xe chào mời từ quả trứng, bánh tráng ngọt, nem chua, bắp, thuốc lá điếu, nước suối, vé số kiến thiết... Không chỉ trên bến, ngay khi hành khách xuống phà, cũng có rất nhiều người buôn gánh, bán bưng chèo kéo, mời mọc. Ai đó chỉ cần hỏi là phải mua, nếu không sẽ phải hứng chịu những câu chửi rủa và cả hăm dọa đánh.
Tiếp đó, cần nhắc đến các bến do Công ty TNHH MTV Phà An Giang quản lý, khai thác. Trong đó, các bến như phà An Hòa, Năng Gù, Châu Giang, Tân An, Thuận An, Tân Châu -Hồng Ngự đều có bảng cấm rõ ràng với mầu chữ đỏ: “Cấm mua bán trên phà”. Hoạt động rầm rộ và manh động nhất là những người bán hàng rong ở hai bến An Hòa và Châu Giang.
Có hàng chục người bán hàng rong, ăn xin,... ngồi ở khu vực nhà chờ hai đầu phà và cả trên phà, sẵn sàng làm phiền tất cả hành khách dù đó là xe khách, xe công vụ, xe quân sự... Đã có nhiều phản ánh từ hành khách đi phà ở An Giang đến các cấp chính quyền, ngành chức năng, thế nhưng tình trạng này vẫn tiếp diễn, nhân viên bến phà thì làm lơ, thậm chí còn cho đặt những xe đẩy hàng rong trong nhà chờ và cả trên phà.
Đã đến lúc lãnh đạo các doanh nghiệp khai thác phà ở An Giang cần chấn chỉnh công tác quản lý, sớm khắc phục tình trạng nêu trên. Đừng để hình ảnh phản cảm, những sự việc đáng buồn cứ mặc nhiên diễn ra, khiến nhân dân trong tỉnh và hàng triệu du khách thường xuyên đến An Giang mỗi năm phải lắc đầu ngán ngẩm.