399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Công ty cổ phần dược phẩm An Thiên Nội nhũ dừa được chế biến để làm nguồn cung cấp nguyên liệu mỹ phẩm thường sẽ phải được sấy khô rồi đem đông lanh để đảm bảo giữ nguyên chất dinh dưỡng và hoạt tính của nó. Cùng với nó là cả nước dừa được thu lại để sử dụng cùng với nội nhủ dừa trong các loại kem dưỡng hoặc sữa dưỡng da.
Công ty dược phẩm An Thiên Xin lưu ý: Chiết xuất được làm khô lạnh rất hút ẩm. Vì vậy, hãy giữ tuýp sản phẩm ở nơi khô ráo, thoáng mát cho đến khi sẵn sàng để sử dụng.
Dược phẩm An Thiên Kiến thức chuyên sâu
Nước cốt dừa là nội nhũ lỏng. Về bản chất, nó vừa kích thích phôi phát triển và đồng thời cung cấp thức ăn cho phôi. Kết quả từ việc nuôi cấy mô sẹo cho thấy các thành phần hoạt tính của nó cũng kích thích sự tăng trưởng của các tế bào lạ. Nội nhũ là mô hạt, vừa là chất lỏng vừa là chất rắn, được sử dụng để cung cấp dưỡng chất cho phôi thực vật trước khi nó chồi lên và có thể tự mình thu được dưỡng chất thông qua quá trình quang hợp.
Nội nhũ dừa là thức ăn nuôi dưỡng tế bào tốt nhất bởi vì phôi được cách ly khỏi môi trường cho đến khi xuất hiện, và nội nhũ lỏng cung cấp tất cả những gì mà phôi cần và kích thích sự tăng trưởng của nó. J. Van Overbeek (Rijksuniversiteit Utrecht) giới thiệu nước cốt dừa vào năm 1941 như là một thành phần mới của môi trường dinh dưỡng cho việc nuôi cấy tế bào thực vật.
2.Hướng dẫn sử dụng
Mỗi tuýp (5 gram) đủ để pha chế với khoảng 112 ml kem dưỡng hoặc sữa dưỡng ở nồng độ xấp xỉ 4%. Sử dụng với kem dưỡng yêu thích của bạn hoặc pha trộn với sản phẩm Canvas Base CreamhayEuropean Cream của chúng tôi. Đầu tiên, hòa tan nội nhũ dừa trong một lượng nhỏ nước ấm, sau đó cho vào các kem dưỡng hoặc sữa dưỡng.
Skin Nutrition Complex Gel: cho nội nhũ dừa vào sản phẩm Sea Kelp Coral của chúng tôi để tạo ra sản phẩm Skin Nutrition Complex. Mỗi tuýp (5 gram) đủ dùng cho khoảng 112 ml Skin Nutrition Complex ở nồng độ khoảng 4%.
3.Thành phần
Nội nhũ dừa.
4.Tài liệu tham khảo
Tulecke, W. et al., (1961) Thành phần sinh hóa của nước dừa (nước cốt dừa) liên quan đến việc sử dụng nó trong việc nuôi cấy mô thực vật. Trong Các bài báo khoa học của Viện Boyce Thompson, tập 21, các trang từ 115-128.